Tỉnh Tây Ninh: Cần khơi dậy các tiềm năng vốn có

2,165 lượt xem

Sáng 28-12, tại TP.HCM, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số”.

tỉnh tây ninh

Tại hội thảo, Viện Khoa học xã hội ký kết hợp tác với Đại học Văn hóa TP.HCM, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư hạ tầng Sài Gòn về việc nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội vào các địa phương vùng Nam Bộ (trong đó có tỉnh Tây Ninh)

Tham dự hội thảo “Phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số” có các chuyên gia và nhà khoa học, nhà nghiên cứu về nhiều lĩnh vực.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Vũ Tuấn Hưng – bí thư Đảng ủy, phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Việt Nam – cho biết hội thảo nhằm chỉ ra các khó khăn trong sự phát triển và phân tích các giải pháp “khơi dậy” lợi thế đặc thù của Tây Ninh hiện nay (du lịch, ẩm thực, nông nghiệp – PV).

Đặc biệt, đặt các vấn đề phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số để từ đó có những kiến giải, góp phần tận dụng cơ hội, hạn chế các thách thức, khó khăn để phát triển bằng các định hướng chiến lược và căn cơ có tầm nhìn khoa học.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi (Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM), Tây Ninh có nhiều di tích văn hóa, di sản phi vật thể, di tích khảo cổ… Tuy nhiên, hiện nay một số di tích văn hóa cổ xưa như miếu thờ Lãnh binh Két, đình Thanh Phước… gặp nhiều vấn đề về trùng tu, chăm sóc không đảm bảo, nên không còn vẻ ban đầu.

Đồng thời, các di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới việc chưa thu hút tốt được khách du lịch. Do đó, các cơ quan chuyên môn ở tỉnh Tây Ninh nên đánh giá lại thực trạng các di sản văn hóa để có hướng bảo tồn, phát triển phù hợp.

Cần có chính sách cho các nghệ nhân sau khi được phong tặng, ít nhất là thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đưa các di sản văn hóa phi vật thể vào sách giáo khoa địa phương, cho các em nhỏ đi trải nghiệm làng nghề thủ công, làm bánh dân gian… để các nghề thủ công và làng nghề không bị mai một.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Danh Nam (Trường đại học Công nghệ Đông Á) cũng cho biết Tây Ninh có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử đặc biệt và phong phú, đi đầu là tài nguyên du lịch tâm linh như núi Bà Đen.

Theo thống kê, mỗi năm có hàng ngàn người tới núi Bà Đen để tham quan, du lịch nhưng sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với nguồn lực Tây Ninh đang có.

“Ngoài việc bảo tồn các di sản, chúng ta cần quảng bá du lịch theo các hướng mới, và việc áp dụng mô hình du lịch thực tế ảo trong quảng bá, xúc tiến du lịch là hoàn toàn phù hợp. Có nghĩa là chúng ta dùng thiết bị mô phỏng để người dân ở xa trải nghiệm trước một cách chân thực nhất, góc nhìn 360 độ. Từ đó, thôi thúc họ đi Tây Ninh để trải nghiệm thật.

Việc này mang đến cho du lịch Tây Ninh nhiều giá trị quảng cáo từ xa, đặc biệt là người dân ở các tỉnh thành ở xa. Đồng thời, khơi dậy khả năng thu hút khách du lịch nhanh chóng dễ dàng hơn, giúp được cộng đồng du lịch khắp nơi trên thế giới biết đến”, TS Nam nói.

Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học và chuyên gia khác đã trình bày tham luận, đưa ra nhiều ý kiến về việc phát triển cho Tây Ninh. Đa số các ý kiến cho rằng tỉnh Tây Ninh có nhiều điều kiện, lợi thế sẵn có về di sản văn hóa, du lịch, nông nghiệp nhưng chưa được phát triển xứng tầm với tiềm năng.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn là trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Tây Ninh. Việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn và xây dựng môi trường thích hợp cho sự đổi mới giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh này trong tương lai.

>>> Tổng thu Ngân sách nhà nước đạt 109,4% dự toán Trung ương

Nguồn : Tuổi trẻ

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN