Tổ chức không gian và phân vùng chức năng tỉnh Tây Ninh

348 lượt xem

Tổ chức không gian và phân vùng chức năng tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm TP Tây Ninh, TX Hòa Thành, TX Trảng Bàng và 6 huyện : Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu.

Phân vùng kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh

Dựa trên các cơ sở và tiêu chí phân vùng trên, tỉnh Tây Ninh có thể được tổ chức thành 3 vùng chính bao gồm:

– Vùng 1: gồm thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và một phần phía Nam huyện Dương Minh Châu, là vùng phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ có tính lan tỏa kết nối với hồ Dầu Tiếng, và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, tâm phát triển của vùng 1 là tam giác Trảng Bàng – Phước Đông – Gò Dầu.

– Vùng 2: gồm thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành, vùng phía Tây huyện Dương Minh Châu và một phần phía Đông huyện Châu Thành. Vùng 2 là trung tâm hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, lấy dịch vụ làm chủ đạo, tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ và chế biến, nông nghiệp công nghệ cao.

– Vùng 3: gồm huyện Tân Biên, huyện Tân Châu, phía Tây Châu Thành và phía Bắc Bến Cầu. Đây là vùng phát triển nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ hướng an sinh xã hội và du lịch sinh thái ở các khu vực Lò Gò – Xa Mát, rừng Hòa Hội, sông Vàm Cỏ.

Trong 3 vùng chính kể trên có 4 khu vực chuyển tiếp bao gồm:

– Khu vực 1: phía Nam huyện Dương Minh Châu: chuyển tiếp giữa vùng 2 và 3, phát triển công nghiệp nhờ sự lan tỏa từ Gò Dầu – Trảng Bàng lên.

– Khu vực 2: phía Bắc huyện Dương Minh Châu: chuyển tiếp giữa vùng 1 và 2, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến.

– Khu vực 3: phía Đông huyện Châu Thành: chuyển tiếp giữa vùng 1 và 2, phát triển dịch vụ lan tỏa từ thành phố Tây Ninh và thị xã Hòa Thanh.

– Khu vực 4: phía Bắc huyện Bến Cầu: chuyển tiếp giữa vùng 1 và 3, là theo hướng sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Liên kết không gian các hoạt động kinh tế – xã hội

Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả liên kết giao thông cả liên vùng và nội vùng đều cho thấy kết nối Bắc Nam theo tuyến Trảng Bàng – Gò Dầu – Hòa Thành – TP. Tây Ninh rất tốt.

Trong khi đó các huyện ở phía Đông, Đông Nam, Tây, và  phía Bắc đều ở mức trung bình hoặc thấp. Để cải thiện kết nối giữa các vùng kinh tế và liên huyện, định hướng liên kết vùng của tỉnh Tây Ninh đề xuất tổ chức dựa trên khung 4 trục kinh tế và 1 trục an sinh xã hội.

– Trục số 1: Gắn với Cao tốc Gò Dầu – Xa Mát & Quốc lộ 22; 22B, là hành lang phát triển Bắc Nam chính của tỉnh Tây Ninh.

– Trục số 2: Gắn với tuyến đường N2 & QL 22, hàng lang kết nối liên vùng với Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng phía Nam, kết nối với QL13, QL14 tới sân bay Long Thành.

– Trục số 3: gắn với tuyến Đất Sét – Bến Củi – Bến Cầu là tuyến vành đai trung chuyển hàng hóa giữa KCN Bến Củi, Thạnh Đức, KKT cửa khẩu Mộc Bài đi Campuchia, kết nối với TP.HCM thông qua các nút giao với đường cao tốc CT31, CT32 và kết nối về phía Đông đi Bình Dương và Tây Nguyên.

– Trục số 4: Gắn với đường tỉnh 781: hành lang kết nối liên vùng với Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng trung tâm.

– Trục số 4+1: Gắn với cao tốc dọc biên giới: kết nối liên vùng với ĐB SCL qua Long An và Tây Nguyên qua Bình Phước, là hành lang hỗ trợ an ninh quốc phòng và an sinh cho vùng phía Bắc.

Tổng hợp bởi Địa Ốc Kim Anh

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN