Quy hoạch giao thông tỉnh Tây Ninh đến năm 2030

485 lượt xem

Quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Tây Ninh, TX Hòa Thành, TX Trảng Bàng và 6 huyện : Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu.

Hiện trang giao thông tỉnh Tây Ninh

Giao thông đường bộ

Theo số liệu thống kê (2021), trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 132km, 35 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 734km; 187 tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 1.020km; 2.127 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 3.889km và 450 tuyến trục chính đô thị với chiều dài khoảng 404km.

Hệ thống quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh với 2 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 132 km, chiếm 2,5% tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

– Đường Xuyên Á (QL.22): đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 28km với quy mô đường cấp II, mặt đường rộng từ 16-18m.

– QL.22B và QL.22B kéo dài: từ Gò Đầu đến cửa khẩu Quốc tế Xa Mát – cửa khẩu chính Chàng Riệc, dài 104km, quy mô đường cấp III-IV; đoạn từ Gò dầu đến thành phố Tây Ninh dài 34km mặt đường BTN rộng từ 12m đến 16m; thành phố Tây Ninh đến cửa khẩu Quốc tế Xa Mát, dài 50km mặt đường BTN rộng 7m, đoạn từ cửa khẩu Quốc tế Xa Mát đến cửa khẩu chính Chàng Riệc, dài 20,1km, quy mô đường cấp IV, mặt đường láng nhựa rộng từ 6m đến 7m (riêng đoạn 1km cuối tuyến mặt đường BTN)

– Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà: đoạn qua Tây Ninh dài 21,7km được Bộ GTVT đầu tư chưa hoàn chỉnh.

Hệ thống đường tỉnh

Hệ thống đường tỉnh với 35 tuyến có tổng chiều dài là 733km, phân bố đồng đều trên phạm vi toàn tỉnh với tỉ lệ nhựa hóa đạt 100%. Quy mô các tuyến đường tỉnh được thể hiện như sau:

Hiện trạng các tuyến đường tinhr trên địa bàn Tây Ninh

Giao thông thống đường thủy

Hệ thống đường thủy tỉnh Tây Ninh bao gồm 2 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, các tuyến sông, kênh rạch và hồ chứa do địa phương quản lý.

Đường thuỷ nội địa quốc gia: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia bao gồm: Tuyến Sài Gòn – Bến Kéo trên sông Vàm Cỏ Đông (dài 142,9km với tiêu chuẩn cấp III hiện có 4 cảng đang khai thác) và tuyến Sài Gòn – Bến Súc – Bến Củi trên sông Sài Gòn (dài 35km đang đầu tư dự án Trung tâm Logistics, cảng cạn và cảng tổng hợp).

Đây là hai tuyến đường thủy rất quan trọng của tỉnh kết nối Tây Ninh với TP.HCM, Vùng KTTĐ phía Nam, Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, tĩnh không cầu đường sắt Bình Lợi đã được dỡ bỏ, khơi thông luồng sẽ giúp cho Tây Ninh phát triển giao thông thủy một cách mạnh mẽ trên tuyến luồng này.

Đường thuỷ nội địa địa phương: Hệ thống đường thủy do tỉnh Tây Ninh quản lý gồm: sông Vàm Cỏ Đông (từ Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu) dài 53,8km, hiện trạng khai thác tiêu chuẩn tương đương luồng cấp IV (đã được quy hoạch là tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia); rạch Trảng Bàng chiều dài 10,05km, hiện chưa có cảng khai thác; rạch Tây Ninh với tổng chiều dài 25km, hiện chưa có cảng khai thác; rạch Bảo dài 4,1km, hiện chưa có cảng khai thác; rạch Bến Đá dài 35km, hiện chưa có cảng khai thác.

Ngoài ra còn có 02 hồ lớn (Hồ Dầu Tiếng và Hồ chứa nước Tha La với diện tích mặt nước lớn có thể khai thác du lịch sinh thái và vận chuyển nông sản của người dân) và một số kênh, rạch nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển nông sản trong khu vực của người dân như rạch Bầu Nâu; rạch Đá Hàng; Rạch Sơn.

Hệ thống cảng thủy nội địa: Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 cảng thủy nội địa đang khai thác bao gồm: 2 cảng hàng hóa (Cảng Bến Kéo và Cảng Thanh Phước) và 2 cảng chuyên dùng (Cảng xăng dầu LPG và Cảng Xi măng Fico), ngoài ra còn nhiều bến thủy nội địa phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân.

Quy hoạch giao thông tỉnh Tây Ninh

Giao thông đường bộ

Mục tiêu đến năm 2030 là hoàn thành các tuyến trục dọc kết nối thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu – Xa Mát.

Từng bước hoàn chỉnh các trục kết nối Đông Tây vượt sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, như: đường Hồ Chí Minh, ĐT.787B, ĐT.789B, ĐT.781, ĐT.781B…, các trục xuyên tỉnh, các trục ngang kết nối giữa trung tâm các huyện.

Phương án phát triển mạng lưới đường tỉnh

Mạng lưới đường tỉnh phát triển đồng bộ kết nối với các trục giao thông liên vùng, hệ thống các tuyến cao tốc và đường quốc lộ được xác định theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo tăng cường kết nối hướng Đông-Tây với Bình Dương, Bình Phước, Long An và kết nối phía Nam với TP. HCM, hình thành trục giao thông hàng hóa kết nối các khu công nghiệp nội tỉnh, tách biệt với giao thông đô thị và tăng cường kết nối các khu đô thị được quy hoạch.

Quy hoạch mạng lưới đường tỉnh có tổng chiều dài khoảng 1.150km, chiếm tỷ lệ khoảng 13,8% tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh, Cụ thể như sau:

1/ ĐT.781: kết nối Cửa khẩu Phước Tân và kết thúc tại cầu Sài Gòn đi tỉnh Bình Dương. Ngoài các đoạn tuyến đi theo quy hoạch QL.56B và QL.22C, các đoạn qua đô thị (TP. Tây Ninh, TT. Dương Minh Châu), theo quy hoạch đô thị.

Đoạn còn lại từ ranh thành phố Tây Ninh đến ngã ba Suối Đá và đoạn từ ngã tư Chiêu Linh đến ranh tỉnh Bình Dương quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030. Riêng đoạn trùng cao tốc Gò Dầu – Xa Mát quy hoạch 8-10 làn xe.

2/ ĐT.781B: Từ ngã ba Bờ Hồ đến ĐT.788, đoạn trùng QL.22C (ngã ba Bờ Hồ – ngã tư Tân Hưng) theo quy hoạch QL.22C. Đoạn ngã tư Tân Hưng đến QL.22B và đoạn mở mới từ QL.22B đến ĐT.788 (QL.14C) quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

3/ ĐT.781C (tuyến ĐT mới): Điểm đầu ĐT.781B mở mới đến đường Phước Bình – theo đường Phước Bình – mở mới đến ĐT.784B (rừng Dầu) – ĐH.9 – ĐT.782B quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

4/ ĐT.781D (đường Trưng Nữ Vương): Kết nối từ đầu đường 30/4 đến ĐT.781. Đoạn trùng đường Trung Nữ Vương quy hoạch tối thiểu cấp III, lộ giới 27m. Đoạn mở mới từ QL.22B đến ĐT.781 dài 6km, tiêu chuẩn cấp III-IV, lộ giới 45m, đầu tư trước 2030

5/ ĐT.782: từ đường tránh Xuyên Á (TT.Trảng Bàng) đến ngã ba Cây Me (giao ĐT.789). Đoạn đến ngã ba Bàu Đồn quy hoạch tiêu chuẩn cấp I-II, lộ giới 63m, đầu tư sau năm 2030. Đoạn trùng QL.56B từ ngã ba Bàu Đồn đến ngã ba Cây Me theo quy hoạch QL.56B.

6/ ĐT.782B: Kết nối từ khu vực phía Nam hồ Dầu Tiếng đi KCN Bến Củi, mở mới đến ĐT.784 đi về phía Nam kết nối KCN Hiệp Thạnh, mở và xây mới cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông đoạn QL22B và TT. Bến Cầu, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

7/ ĐT.782C (tuyến ĐT mới): kết nối thị trấn Gò Dầu về phía Đông qua KCN Phước Đông – Bời Lời và kết thúc tại ĐT.789, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, , lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

8/ ĐT.782D (tuyến ĐT mới): Điểm đầu ĐT.782 (ngã ba Cây Trắc), đi trùng Hương lộ 2 đến ranh Củ Chi, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

9/ ĐT.783: kết nối QL.22B và ĐT.791 quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

10/ ĐT.784: Tuyến trùng quy hoạch QL.56B, từ từ ngã ba Bàu Đồn đến ngã tư Tân Bình (giao ĐT.785), đoạn trùng cao tốc Gò Dầu – Xa Mát quy hoạch 8-10 làn xe. Đang đầu tư đạt chuẩn đường cấp II, mặt BTN rộng 21,5m, nền rộng 22,5m, lộ giới 63m.

11/ ĐT.784B: từ QL.22B (huyện Gò Dầu), đi qua KCN Thạnh Đức về phía Đông Bắc và kết thúc tại giao ĐT.781 (giáp Hồ Dầu Tiếng), quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

12/ ĐT.784C (Bàu Năng-Bàu Cốp) kết nối ĐT.784 và ĐT.781, quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 30m, đầu tư giai đoạn 2026-2030.

13/ ĐT.784D (tuyến ĐT mới): Tuyến trục chính TX. Hòa Thành kết nối ĐT.784 về phía Nam đến ĐT.784B quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 30m; đoạn trùng đường Trường Hoà – Chà Là đầu tư giai đoạn 2021-2025, đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.

14/ ĐT.785: Điểm đầu tại TP. Tây Ninh, điểm cuối cửa khẩu Vạc Sa. Đoạn ngã ba Lâm Vồ đến – ngã ba Cầu Gió, theo quy hoạch đô thị, đoạn ngã ba Cầu Gió – ngã tư Tân Bình theo QL.56B, đoạn ngã tư Tân Bình – ngã tư Tân Hưng quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp II, lộ giới 63m, đầu tư giai đoạn 2026 – 2030. Đoạn đi về phía Bắc đến ngã ba Kà Tum và ngã ba Vạc Sa theo quy hoạch QL.14C và QL.22C.

15/ ĐT.785B: Điểm đầu giao với ĐT.793 tại xã Tân Hà, điểm cuối giao với ĐT.785 tại ngã ba cây xăng Tân Hội, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

16/ ĐT.785C (Đường Tân Hà – Tân Hiệp): kết nối từ ĐT.792 về phía Nam kết nối với ĐT.785D, dài 10,8km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

17/ ĐT.785D (tuyến ĐT mới): kết nối khu vực phía Bắc TT. Tân Biên – TT. Tân Châu, từ QL.22B đến ĐT.785, dài 18,6km, trong đó: mở mới 16,6km. Quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m; đoạn từ QL.22B đến ĐT.793 đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.

18/ ĐT.786: Kết nối hành lang phía Tây sông Vàm Cỏ Đông từ TP.Tây Ninh, điểm cuối Ranh Long An, dài 45,2km. Đoạn ngã tư Quốc Tế – QL.22B, dài 2,5km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp I-II, lộ giới 63m, đầu tư sau năm 2030. Đoạn từ QL.22B -QL.14C, dài 17,8km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu III, 2-4 làn xe, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030. Đoạn còn lại theo quy hoạch QL.14C.

19/ ĐT.786B: Bắt đầu từ TT. Bến Cầu kết nối vào QL.22B dài 5,6km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030. Tuyến đi theo đường Cẩm An – Láng Cát Đoạn, mở mới đến ĐT.784 dài khoảng 12,8km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

20/ ĐT.786C (đường ĐT mở mới): Kết nối ĐT.784 (KCN Chà Là) đi về phía Nam kết nối với QL22B, xây dựng cầu mới vượt sông Vàm Cỏ Đông kết nối với QL.14C đến CCN Ninh Điền, dài 23,4km, trong đó: mở mới 6,4km. Quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu IV, lộ giới 45m, giai đoạn 2026-2030 đầu tư đường và cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông, các đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.

21/ ĐT.786D (tuyến ĐT mới): Tuyến hành lang phía Đông sông Vàm Cỏ Đông kết nối từ QL.22 đến trung tâm huyện Châu Thành, ĐT.786E, dài 21,6km, trong đó mở mới 11,6km. Quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, giai đoạn 2026-2030 đầu tư đoạn từ QL.22B đến ĐT.786 (xây dựng cầu vượt rạch Tây Ninh), các đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.

22/ ĐT.786E (tuyến ĐT mới): Kết nối TX. Hòa Thành từ QL22 và khu vực phía Đông TT. Châu Thành kết thúc tại ĐT.788, dài 25,7km. Quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu IV, lộ giới 45m, giai đoạn 2026-2030 đầu tư đoạn từ QL.22B đến đến ĐT.786 (xây dựng cầu vượt rạch Tây Ninh), các đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.

23/ ĐT.787: Tuyến phía Tây TT. Trảng Bàng kết nối với ĐT.825 tỉnh Long An, dài 12,6km. Đoạn Hương lộ 2 – cầu Quan, dài 7,4km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu IV, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

24/ ĐT.787B: Tuyến là hành lang động lực kết nối phát triển KCN và Trung tâm Logistics Hưng Thuận trong tương lai với chiều dài 15km. Đoạn qua khu vực TT. Trảng Bàng, dài 2,8km, theo quy hoạch đô thị, đoạn còn lại, dài 12,2km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp II, lộ giới 45m, đầu tư trước 2025.

25/ ĐT.787C (tuyến ĐT mới): Điểm đầu QL.22 (ngã tư Suối Sâu) kết nối KCN Thành Thành Công CK phụ Đồi Thơ, dài 24,1km. Đoạn trùng N8 tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư trước năm 2025, đoạn từ cầu An Hoà đến CK phụ Đồi Thơ quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

26/ ĐT.787D (tuyến ĐT mới): Kết nối phía Đông cửa khẩu Mộc Bài đến ĐT.838C dài 12km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m; đoạn mở mới đầu tư trước năm 2030.

27/ ĐT.788: Kết nối Quốc lộ 22B và ngã 3 Lò Gò (giao ĐT.783 và ĐT.791), dài 31,2km. Đoạn ngã ba Vịnh – ngã tư Phước Vinh, dài 12,2km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu III, 2-4 làn xe, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030. Đoạn ngã tư Phước Vinh – ngã ba Lò Gò theo quy hoạch QL.14C.

28/ ĐT.788B (Đường Phước Vinh – Sóc Thiết – Tà Xia): Điểm đầu giao với ĐT.788, điểm cuối giao ĐT.783, dài 18,5km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

29/ ĐT.789: Tuyến hành lang phía Đông kết nối phía Nam hồ Dầu Tiếng và huyện Củ Chi quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp II, lộ giới 45m, đầu tư trước năm 2025, định hướng mở rộng lên 6-8 làn xe sau 2030.

30/ ĐT.789B: Tuyến trục động lực phát triển hai khu công nghiệp Thạnh Đức và Bến Củi trong, kết nối TT. Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương và TT. Bến Cầu, dài 33,45km, mở mới cầu qua sông Vàm Cỏ Đông dài 2,1km.

Đoạn cầu Tàu – ngã ba Trà Võ (QL.22B), dài 22,55km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp II, lộ giới 63m, đoạn Đất Sét – Bến Củi đang đầu tư, đoạn Trà Võ – Đất Sét đầu tư giai đoạn 2026-2030. Đoạn còn lại, quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 63m, đầu tư sau năm 2030.

31/ ĐT.790: Bắt đầu cổng chính núi Bà Đen, kết thúc tại ĐT.781B (giáp Hồ Dầu Tiếng), dài 10,1km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III-IV, 2-4 làn xe, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

32/ ĐT.790B: Điểm đầu ngã ba Suối Đá – ngã ba Khedol – QL.22B, dài 23km. Đoạn ngã ba Suối Đá – ngã ba Khedol quy hoạch tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư trước năm 2030.

Đoạn mở mới và trùng đường Thạnh Tân-Tân Bình quy hoạch tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư giai đoạn 2021-2025. Các đoạn còn lại quy hoạch tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

33/ ĐT.790C (tuyến ĐT mở mới): Tuyến trục theo hướng Bắc-Nam phía Đông kết nối ĐT.790 (KDL Núi Bà Đen) đến ĐT.789 (thị xã Trảng Bàng), dài 29,9km. Đoạn trùng đường Sơn Đình: quy hoạch tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030. Đoạn còn lại quy hoạch tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

34/ ĐT.791: Kết nối cửa khẩu Xa Mát đến ngã ba Lò Gò (giao ĐT.783 và ĐT.788), dài 35,6km. Tuyến trùng quy hoạch QL.14C và đường tuần tra biên giới.

35/ ĐT.792: Kết nối Cửa khẩu Xa Mát, đi dọc biên giới Việt Nam-Campuchia và kết thúc ranh Bình Phước (cầu Cần Lê), dài 76,9km. Đoạn cửa khẩu Xa Mát – cửa khẩu Kà Tum theo quy hoạch QL.14C và đường Tuần tra biên giới, đoạn cửa khẩu Kà Tum – ranh Bình Phước quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

36/ ĐT.792B: Kết nối cửa khẩu Tống Lê Chân và Ql.14C dài 10,28km. Đoạn QL14C – nhà máy xi măng Fico, dài 3,5km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp II, lộ giới 63m, đầu tư sau năm 2030, đoạn còn lại dài 6,78km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 30 m, đầu tư sau năm 2030.

37/ ĐT.792D (Đường Ngã ba Sô Lô-ĐBP 819): Điểm đầu giao ĐT.792 tại Cửa khẩu chính Kà Tum, điểm cuối giao ĐT.785, dài 4,2. Tuyến trùng quy hoạch QL.14C.

38/ ĐT.793: Bắt đầu từ ĐT.785 (ngã tư Tân Bình), đi theo ranh hai huyện Tân Châu, Tân Biên và kết thúc tại ngã ba Xe Cháy (giao ĐT.792), dài 39,98km; tuyến đang được đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy hoạch lộ giới 45m. Riêng đoạn trùng cao tốc Gò Dầu – Xa Mát quy hoạch 8-10 làn xe.

39/ ĐT.793B (Đường K48): Điểm đầu ĐT.785 (tại ngã ba Núi Phụng), điểm cuối tại ngã ba giao ĐT.781B, dài 7,7Km. Quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

40/ ĐT.794: Điểm đầu tại ngã 3 Kà Tum, điểm cuối tại cầu Sài Gòn 1 dài 34,9km, tuyến đang đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp II, trùng với quy hoạch QL.14C.

41/ ĐT.794B (tuyến ĐT quy hoạch mới): Điểm đầu ĐT.794 – đi trùng đường Thanh Niên đến hồ Dầu Tiếng (xây dựng cầu mới bắc qua sông Sài Gòn) kết nối đường của huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước, dài 7,3km. Quy hoạch tiêu chuẩn cấp III-IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

42/ ĐT.795: Tuyến trục chính kết nối TT. Tân Biên và TT. Tân Châu và khu vực phía Bắc hồ Dầu Tiếng, dài 45,6km. Tuyến đang được đầu tư tiêu chuẩn đường cấp III-IV, dự kiến hoàn thành trong năm 2023 tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, các đoạn qua thị trấn Tân Biên và Tân Châu, theo quy hoạch đô thị.

43/ ĐT.795B: kết nối ĐT.795 và ĐT.792 dài 20,4km. Đoạn ĐT.795 – ĐT.794 quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đoạn ĐT.794 – ĐT.792, dài 9,3km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 30m, đầu tư sau năm 2030.

44/ ĐT.795C (tuyến ĐT mở mới): Tuyến kết nối cửa khẩu Hòa Hiệp và khu vực phía Đông, dài 39km, mở mới đoạn từ ĐT.793 đến QL.22B, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

45/ ĐT.796: Tuyến dọc hành lang phía Tây sông Vàm Cỏ khu vực huyện Châu Thành, kết nối ĐT.781 và ĐT.786, dài 14,3km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

46/ ĐT.796B (tuyến ĐT mở mới): Kết nối KCN Thanh Điền và cửa khẩu phụ Long Phước, dài 18,5km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, lộ giới 45m, giai đoạn 2026-2030 đầu tư đường từ QL.22B đến ĐT.796 (xây dựng cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông), các đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.

47/ ĐT.797: Trục Đông – Tây phía Bắc TT. Tân Biên và TT. Tân Châu, kết nối QL.22B và ĐT.794 (Suối Ngô), dài 36,6km. Đoạn từ QL.22B – ĐT.785 dài 21,4km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030. Mở mới đoạn ĐT.785 – ĐT.794, dài khoảng 15,2 km, quy hoạch tiêu chuẩn tối thiểu IV, lộ giới 45m, đầu tư sau năm 2030.

48/ ĐT.798 (Trần Văn Trà): Điểm đầu QL.22B (ngã tư Bình Trung), điểm cuối ĐT.785 (ngã ba cầu Gió), dài 6,7km. Tuyến trùng quy hoạch QL.56B và theo quy hoạch đô thị.

49/ ĐT.799 (tuyến ĐT quy hoạch mới): Điểm đầu ĐT.781 (điểm xuống cao tốc Gò Dầu – Thành phố Tây Ninh), điểm cuối Ql.22B, dài 11,05km (mở mới khoảng 2,41km).

Các nút giao thông đầu mối được quy hoạch đảm bảo tầm nhìn đến 2050, chi tiết trong đề án QH đô thị, QH vùng huyện, các đề án quy hoạch địa phương.

Mạng lưới đường tỉnh quy hoạch hình thành các trục giao thông chiến lược, tuyến vành đai hàng hóa tách biệt với các tuyến giao thông đô thị, tránh đi qua khu dân cư bao gồm:

– Trục Đất Sét – Bến Củi – Bến Cầu là tuyến vành đai trung chuyển hàng hóa giữa KCN Bến Củi, Thạnh Đức, KKT cửa khẩu Mộc Bài đi Campuchia, kết nối với TP.HCM thông qua các nút giao với đường cao tốc CT31, CT32 và kết nối về phía Đông đi Bình Dương và Tây Nguyên.

– Trục liên KCN phía nam gồm đoạn phía Tây Nam kết nối KCN Trảng Bàng, Linh Trung, Thành Thành Công với QL22 và KKT Mộc Bài, tránh đi qua trung tâm khu dân cư hiện hữu, đoạn phía Đông Nam kết nối các KCN, trung tâm logistics Hưng Thuận phía Đông, đường N2.

– Trục Dương Minh Châu – Thạnh Đức – Châu Thành (ĐT.784B, ĐT.796C): tuyến đường vành đai phía nam của vùng đô thị trung tâm.

– Trục vành đai phía Đông (ĐT.790C, ĐT.789) kết nối du lịch, sinh thái phía Đông kết nối với TL.6 của thành phố Hồ Chí Minh

Quy hoạch xây dựng mới các cầu trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông trên các tuyến đường quy hoạch nhằm tăng cường kết nối nội tỉnh theo hướng ĐôngTây bao gồm:

– Sông Sài Gòn: Quy hoạch đầu tư mới 03 cầu kết nối Tây Ninh với Bình Dương (nâng tổng số cầu bắc qua sông Sài Gòn 7 cầu), bao gồm:

  • Cầu Cây Me trên QL.56B;
  • Cầu Phước Đông: kết nối đường trục chính KCN Phước Đông – Bời Lời đến ĐT.744 (Bình Dương);
  • Cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà.

Ngoài ra, quy hoạch các cầu khác theo sự thống nhất giữa tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương để đảm bảo khả năng kết nối tỉnh, kết nối vùng.

– Sông Vàm Cỏ Đông: Quy hoạch đầu tư mới 08 cầu (nâng tổng số cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông 15 cầu), bao gồm:

  • Cầu Băng Dung: trên đường huyện, kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.
  • Cầu Bến Trường: trên đường huyện, kết nối xã Hoà Hội với xã Hảo Đước, huyện Châu Thành.
  • Cầu Ninh Điền: trên tuyến quy hoạch mới ĐT.796B, kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.
  • Cầu Trường Đông: trên tuyến quy hoạch mới ĐT.786C, kết nối xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành với xã Trường Đông, thị xã Hoà Thành.
  • Cầu Thạnh Đức: trên tuyến quy hoạch mới ĐT.789B, kết nối xã thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.
  • Cầu Hiệp Thạnh: trên tuyến quy hoạch mới ĐT.782B, kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.
  • Cầu trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài
  • Cầu Phước Chỉ – Lộc Giang: trên tuyến đường huyện, kết nối xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà với xã Phước Chỉ, huyện Bến Cầu.
  • Các cầu khác để nối thông các tuyến đường hiện hữu hoặc các tuyến quy hoạch mới trong quy hoạch vùng huyện, liên huyện, quy hoạch đô thị.

Quy hoạch các tuyến đường bộ dọc các tuyến sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và các rạch gồm Rạch Tây Ninh, rạch Rễ, rạch Bàu Nâu, rạch Trảng Bàng, rạch Bảo, rạch Đìa Xù tạo hành lang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch…; trong đó quy hoạch mở mới 183,7km đường bộ dọc sông. Cụ thể sẽ được nghiên cứu trong các đồ án quy hoạch chi tiết.

Giao thông đường thủy

Phương án phát triển đường thủy nội địa

Ngoài kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa quốc gia được phê duyệt theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021, quy hoạch phát triển các tuyến đường thuỷ nội địa trên các tuyến rạch, hồ có thể khai thác vận tải thủy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh bao gồm:

– Rạch Trảng Bàng: Có điểm đầu tại thị trấn Trảng Bàng, điểm cuối đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, chiều dài 10,05km. Duy tu, nạo vét đảm bảo cấp VI đường thủy nội địa.

– Rạch Tây Ninh: Bắt nguồn từ núi Bà Đen chảy theo hướng Bắc – Nam đổ ra sông Vàm Cỏ Đông tại xã Thanh Điền, với tổng chiều dài 25km. Duy tu nạo vét đảm bảo cấp VI đường thủy nội địa.

– Rạch Bảo: Bắt đầu từ ranh biên giới Việt nam – Campuchia qua địa phận xã Long Thuận, từ cửa rạch (đổ ra sông Vàm Cỏ Đông) đến cầu Long Thuận qua các xã Tiên Thuận, Long Khánh, Long Giang, dài 4,1km. Duy tu, nạo vét đảm bảo cấp VI đường thủy nội địa. – Rạch Bến Đá: Từ thị trấn Tân Biên đến sông Vàm Cỏ Đông dài 35km. Duy tu, nạo vét đảm bảo cấp VI đường thủy nội địa.

– Tận dụng diện tích mặt nước 02 hồ lớn (Hồ Dầu Tiếng và Hồ chứa nước Tha La) để khai thác du lịch sinh thái. Quy hoạch các luồng đường thủy nội địa địa phương và luồng quốc gia phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách kết nối Tây Ninh với Bình Dương, Bình Phước.

Phương án phát triển cảng đường thủy nội địa

– Tuyến sông Vàm Cỏ Đông: Duy trì hoạt động và nâng cấp 04 cảng đang khai thác, bao gồm: cảng Thanh Phước, cảng Xăng dầu Long Thành Nam, cảng Xi măng Fico, cảng Bến Kéo. Sau năm 2025, định hướng hình thành cụm cảng Bến Kéo phục vụ đa chức năng trên cơ sở 03 cảng hiện hữu (cảng Xăng dầu Long Thành Nam, cảng Xi măng Fico, cảng Bến Kéo) và mở rộng, với tổng diện tích khoảng 30 ha (mở rộng thêm 16,5 ha). Cụ thể từng cảng:

+ Cảng Bến Kéo (cảng hàng hóa): quy hoạch đến năm 2030 tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất 1,5 triệu tấn/năm.

+ Cảng xăng dầu LPG (cảng chuyên dùng): quy hoạch đến năm 2030 tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất 0,75 triệu tấn/năm.

+ Cảng Xi măng Fico (cảng chuyên dùng): quy hoạch đến năm 2030 tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất 2 triệu tấn/năm.

Đề xuất mở mới thêm 12 cảng và các cảng hàng hoá khác bao gồm:

+ Cảng Thành Thành Công: tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/năm. Giai đoạn quy hoạch 2021 – 2025.

+ Cảng trung chuyển Khu Công nghiệp Đại An Sài Gòn: tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 0,3 triệu tấn /năm. Giai đoạn quy hoạch 2021 – 2025.

+ Cảng Hiệp Thạnh: Khu vực xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 0,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030

+ Cảng Thạnh Đức: khu vực xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Kết nối giao thông đường bộ có tuyến QL.22B và ĐT.789B (đường Trà Võ – Đất Sét), tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 0,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

+ Cảng Bến Đình: khu vực xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu hoặc xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu. Kết nối giao thông đường bộ có tuyến QL.22B và ĐT.786B, tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 0,5 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư sau năm 2026 – 2030.

+ Cảng Gò Chai: khu vực xã Thanh Điền, huyện Châu Thành hoặc xã Long Vĩnh, huyện Bến Cầu. Kết nối giao thông đường bộ có tuyến ĐT.786, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2025.

+ Cảng Thanh Điền: Khu vực xã Thanh Điền, huyện Châu Thành. Kết nối giao thông đường bộ có tuyến ĐT.786, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất 0,5 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2025.

+ Cảng Châu Thành: Khu vực xã Trí Bình, huyện Châu Thành, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất 0,3 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

+ Cảng Hảo Đước: Khu vực xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất 0,1 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

+ Cảng Bến Sỏi: khu vực xã Ninh Điền hoặc xã Thành Long, huyện Châu Thành. Kết nối giao thông đường bộ có tuyến ĐT.781, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư sau năm 2026 – 2030.

+ Cảng Cây Ổi: Khu vực xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất cảng 0,1 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư sau năm 2026 – 2030

+ Cảng Vàm Trảng Trâu: khu vực xã Hoà Hiệp, huyện Tân Biên hoặc xã Phước Vinh, huyện Châu Thành. Kết nối giao thông có đường Tuần tra biên giới, tiếp nhận cỡ tàu 1.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/ năm. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

– Tuyến sông Sài Gòn: Đề xuất mở mới thêm 03 cảng và các cảng hàng hoá khác:

+ Cảng Hưng Thuận: Khu vực xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng (Cảng kết hợp với trung tâm Logistics, cảng cạn với tổng diện tích 259,22ha). Cảng tổng hợp với diện tích 50,58ha có thể tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất dự kiến 3 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2030.

+ Cảng Dương Minh Châu 1: Khu vực xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, phục vụ vận chuyển hàng hóa cho KCN Bến Củi trong tương lai, tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

+ Cảng Dương Minh Châu 2: Khu vực xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu hoặc xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, phục vụ vận chuyển hàng hóa cho KCN Phước Đông – Bời Lời, tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2025.

+ Cảng Phước Đông: Khu vực xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tiếp nhận cỡ tàu 2.000 tấn, công suất cảng 1 triệu tấn/năm. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2025.

– Quy hoạch bến thủy nội địa phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên luồng tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia và địa phương, vị trí đáp ứng các điều kiện: Không thuộc các trường hợp cấm, phù hợp quy hoạch, kết hoạch sử dụng đất, đảm bảo an toàn giao thông…

Cảng cạn và trung tâm logistics

Phát triển các trung tâm logistics tại khu vực cửa khẩu và các vị trí kết nối đa phương thức.

– TT01 – Trung tâm Logistics Mộc Bài: Tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài , xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là trung tâm Logistics hạng I kết hợp với cảng cạn ICD. Quy mô đầu tư 150ha. Giai đoạn đầu tư 2021 -2025.

– TT02 – Trung tâm Logistics Xa Mát: Tại khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, xã Tân Lập và xã Tân Bình, huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Đây là trung tâm Logistics hạng II. Quy mô đầu tư 100ha. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

– TT03 – Trung tâm Logistics ven sông Sài Gòn: Tại vị trí quy hoạch Cảng Hưng Thuận xã Hưng Thuận TX. Trảng Bàng. Đây là trung tâm Logistics hạng I kết hợp với cảng cạn ICD và cảng tổng hợp. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2025.

– TT04 – Trung tâm Logistics Thạnh Phước: Lấy vị trí cảng Thanh Phước làm trung tâm, quy hoạch Trung tâm Logistics hạng II. Quy mô 20 ha. Giai đoạn đầu tư 2026 – 2030.

Quy hoạch phát triển 04 cảng cạn tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể: 

– Cảng cạn Tân Nam: trong khu cửa khẩu quốc tế Tân Nam, thuộc xã Tân Bình, huyện Tân Biên. Diện tích dự kiến khoảng 20 ha.

– Cảng cạn Phước Tân: trong quy hoạch cửa khẩu chính Phước Tân, thuộc xã Biên Giới, huyện Châu Thành. Diện tích dự kiến khoảng 15 ha.

– Cảng cạn Chàng Riệc: trong quy hoạch cửa khẩu chính Chàng Riệc, thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên. Diện tích dự kiến khoảng 15 ha.

– Cảng cạn Kà Tum: trong quy hoạch cửa khẩu chính Kà Tum, thuộc xã Tân Hà, huyện Tân Châu. Diện tích dự kiến khoảng 15 ha.

Tổng hợp bởi Địa Ốc Kim Anh

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN