Tây Ninh 2024 nhiều ‘khởi sắc’, phấn đấu trở thành nơi đáng sống của Đông Nam Bộ

2,957 lượt xem

Hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành nơi đáng sống của Đông Nam Bộ, năng động và văn minh, tỉnh Tây Ninh đã và đang nỗ lực không ngừng để xây dựng, hiện thực hóa chiến lược phát triển nhiều lĩnh vực.

nơi đáng sống Tây Ninh

Vòng xoay trung tâm thành phố Tây Ninh là biểu tượng của tỉnh

Các ngành mũi nhọn của tỉnh là giao thông, nông nghiệp, du lịch tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng. Đặc biệt về giao thông, vừa qua Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Chủ trương này nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân ở Tây Ninh, TP.HCM và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thay đổi diện mạo giao thông

Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 giúp tỉnh Tây Ninh xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho từng giai đoạn. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 trở thành nơi phát triển năng động, văn minh, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Từ đó, sẽ trở thành một nơi đáng đến và đáng sống.

Để đạt được mục tiêu trên, Tây Ninh đề ra một loạt giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như: Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, Gò Dầu – Xa Mát, đường liên tuyến kết N8 – 878B – 789, cùng các dự án giao thông liên quan đến khu du lịch núi Bà Đen.

Trong đó, dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài được người dân địa phương và các khu vực lân cận mong mỏi từ rất lâu. Dự án này có thuận lợi rất lớn là đa số đất cần giải phóng mặt bằng là đất nông nghiệp. Đặc biệt thuật lợi là phía TP.HCM (đầu mối triển khai dự án) được áp dụng các cơ chế đột phá để làm dự án.

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Đặng Hoàng Chương – phó giám đốc phụ trách Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh – cho biết sau khi Chính phủ phê duyệt dự án, sở và các đơn vị liên quan đã và đang chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai. Nhiệm vụ trọng tâm là việc giải phóng mặt bằng phải làm hiệu quả và nhanh chóng hoàn thành.

nơi đáng sống của Đông Nam Bộ

Cầu vượt đường Hồ Chí Minh qua quốc lộ 22 (tỉnh Tây Ninh)

“Chúng ta cần phải có sơ đồ chi tiết cho từng giai đoạn, mốc thời gian hoàn thành để có sự phối hợp của các ngành, địa phương trong nhiệm vụ chung của tỉnh. Hiện tại, các đơn vị đã hoàn thành việc xác định tim đường. Việc cắm mốc cũng đã được hoàn thành và bàn giao cho các địa phương. Tinh thần chung là phấn đấu có mặt bằng để làm cao tốc trước 15-4-2025. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 6-2025”, ông Chương cho hay.

Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc – chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, dự án cao tốc này chính là “cú hích”, góp phần kết nối cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ và phát triển kinh tế đối ngoại cho đất nước. Sau khi hoàn thành, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ giảm thời gian vận chuyển hàng hóa của cả vùng để xuất nhập khẩu với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

Một bức tranh về hạ tầng của thành phố Tây Ninh ngày càng sáng hơn vì được đầu tư xây dựng đồng bộ theo định hướng phát triển đáp ứng yêu cầu của đô thị loại II. Thành phố đang đề xuất với tỉnh một số tuyến đường chính đầu tư để ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời chỉnh trang các tuyến phố có tiềm năng, phù hợp phát triển kinh tế đêm. Thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn thiện các hồ sơ để trình Thủ tướng phê duyệt, công nhận TP Tây Ninh là đô thị loại II.

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc

Tây Ninh xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, đưa tỉnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp và du lịch của Đông Nam Bộ và cả nước, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống. Đến năm 2050, tỉnh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng.

Nông nghiệp công nghệ cao đột phá

Trong giai đoạn 2021 – 2025, việc phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh là một trong những mục tiêu trọng tâm. Nông nghiệp Tây Ninh đang tiếp tục thu hút, hỗ trợ các dự án đầu tư quy mô lớn, hiện đại để phát triển chuỗi trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh.

Hiện nay, tổng diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 120 ngàn hecta. Trong đó có nhiều diện ích cây trồng áp dụng tưới tiết kiệm nước và quy trình sản xuất VietGAP. Việc ứng dụng máy móc kỹ thuật đang được thực hiện cùng lúc sản xuất cây trồng. Cây lúa có tỉ lệ cơ giới hóa cao nhất (100% khâu làm đất, 65-70% khâu chăm sóc và 95-100% khâu thu hoạch và vận chuyển).

Ngành chăn nuôi cũng đang “chuyển mình”, từ nhỏ lẻ sang trang trại tập trung, an toàn sinh học. Một số công nghệ mới được áp dụng như: hệ thống chuồng lạnh, khép kín, tự động hóa các khâu cho ăn và nước uống, công nghệ xử lý chất thải.

Ông Châu Văn Văn – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh – cho biết dây chuyền hiện đại chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi từng bước được đầu tư. Tỉnh xem phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao là mục tiêu trọng tâm, đột phá.

“Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng lẫn ứng dụng công nghệ cao và định hướng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn mác, bao bì, nguồn gốc… Thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các lớp tập huấn, tỉnh sẽ đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến để người dân áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế”, ông Văn cho hay.

Doanh thu du lịch đạt hơn 1,8 ngàn tỉ đồng trong 6 tháng

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh cho biết thời gian qua, tỉnh có nhiều hoạt động du lịch sôi nổi, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Có thể nhắc đến Hội xuân núi Bà Đen, họp mặt hữu nghị mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024 với Vương quốc Campuchia.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, du lịch Tây Ninh thu hút hơn 3,4 triệu lượt khách tham quan các khu, điểm du lịch (đạt 61,9% kế hoạch). Doanh thu du lịch ước đạt 1.845 tỉ đồng (tăng 34,1% so cùng kỳ).

>>> Vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Tây Ninh hơn 115 triệu USD trong 8 tháng

Nguồn : Tuổi trẻ

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN