TIN TỨC & SỰ KIỆN
Cập nhật những sự kiện nổi bật của Kim Anh Holdings
TIN TỨC DỰ ÁN
Cập nhật tiến độ dự án
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Chuyển động của thị trường 24/7
TIN TỨC SỰ KIỆN & HOẠT ĐỘNG CỦA KIM ANH HOLDINGS CHUYÊN MỤC Tìm hiểu ngay TIN TỨC TỪ DỰ ÁN
CẬP NHẬT TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CHUYÊN MỤC Tìm hiểu ngay
CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRONG 24H TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Tìm hiểu ngay

Nhiều lợi thế để Tây Ninh “cất cánh”

513 lượt xem

Nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển du lịch nhưng hiện nay đa số khách đến với Tây Ninh chủ yếu ở khu vực Nam Bộ. Vì vậy, việc tăng cường thu hút nguồn khách du lịch đa dạng đến từ các điểm đến khác như miền Trung, miền Bắc, đặc biệt là du khách từ Thủ đô Hà Nội – một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước phải được xem là vấn đề trọng tâm của Tây Ninh. Đó là ý kiến được các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch đưa ra tại Hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch “Hương sắc Tây Ninh 2023”, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội 2023”.

 Đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) nhộn nhịp du khách

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Võ Đức Trong cho biết: “Những năm gần đây, hằng năm Tây Ninh có khoảng 2 – 2,5 triệu lượt khách du lịch. Từ năm 2022, Tây Ninh vượt lên top 5 với đột phá lượng khách đạt 4 triệu lượt và đến hết tháng 9.2023 lượng khách tham quan khu điểm du lịch đạt 4,5 triệu lượt với tổng doanh thu đạt gần 1.800 tỉ đồng, dự kiến năm 2023 sẽ đạt 5 triệu lượt khách. Các tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh dần được “đánh thức”, ngành Du lịch đã thực hiện tốt việc khai thác, phát triển những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch hiện có”.

Từ góc nhìn của một nhà tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp, ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Vietravel chi nhánh Hà Nội cho biết: “Tiềm năng du lịch của Tây Ninh nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ cũng như miền Nam nói chung rất thu hút du khách từ Hà Nội, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Ngoài Núi Bà Đen và chùa Bà, Tòa Thánh Tây Ninh đã quá nổi tiếng, Tây Ninh còn rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch như: Hồ Dầu Tiếng, Căn cứ trung ương Cục miền Nam, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát – Vườn di sản ASEAN, tháp cổ Bình Thạnh và tháp cổ Chót Mạt… rất khác biệt so với các địa phương khác.

Với quốc tế, ông Phạm Văn Bảy cho rằng, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu đường bộ lớn nhất ở phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Vì thế, không có lý do gì chúng ta không khai thác được thị trường du khách nước bạn bằng đường bộ sang. Với dòng khách Ấn Độ, họ có văn hóa tâm linh rất đậm nét, gần với xu hướng đến với Núi Bà. Nếu chúng ta phát triển tốt cơ sở hạ tầng, các món ăn lại tương đồng với khẩu vị khách Ấn Độ, hệ thống nhà hàng khách sạn phù hợp thì lượng khách qua trạm trung chuyển Hà Nội hoặc TP.HCM để đến Tây Ninh sẽ tăng”.

Chủ tịch CLB MICE Việt Nam Nguyễn Đức Anh đánh giá, nhiều tiềm năng nhưng Tây Ninh chưa phát triển MICE bởi cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được khách MICE. Các đoàn khách MICE thường có số lượng đông, sử dụng dịch vụ cao cấp, đa dạng sản phẩm trong một chuyến đi. Trong khi Tây Ninh hiện mới có một khách sạn Melia Vinpearl đạt 5 sao và ballroom cũng chỉ đáp ứng tối đa 350 khách, còn lại là các trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới. Nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện còn chưa đáp ứng được như các điểm đến khác như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hạ Long, Phú Quốc. Ông Nguyễn Đức Anh gợi ý, trước mắt Tây Ninh nên thí điểm khai thác du lịch MICE ở thị trường nội địa, tập trung vào TP.HCM, Bình Dương…

>>> Tây Ninh tập trung xây dựng, tạo tiền đề phát triển cân bằng, bền vững

Nguồn : Báo văn hóa

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

|
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
\
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
/
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
|
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
\
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*