Giá bất động sản 2023 có tiếp tục tăng ?

346 lượt xem

Không phủ nhận hiện tượng cắt lỗ nhỏ lẻ khi khó khăn bủa vây, song giới chuyên gia lại cho rằng, năm 2023, giá bất động sản nhìn chung có xu hướng ổn định và đi ngang.

Dữ liệu khảo sát và thu thập của một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản tại Việt Nam mới đây đã công bố chỉ số khá thú vị. Cụ thể, 80% người tham gia khảo sát vẫn nhận định giá địa ốc sẽ tăng trong 1 – 5 năm tới, với 40% dự báo mức tăng là 5 – 10% và 23% cho rằng giá nhà, đất sẽ tăng trên 10%. Con số này cho thấy, niềm tin vào sự tăng giá của bất động sản trong năm 2023.

Ở góc độ phân tích của giới chuyên gia, nhiều quan điểm cho rằng, các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản tăng vẫn hiện hữu. Đặc biệt với loại hình đáp ứng nhu cầu ở thực, khi nguồn cung eo hẹp, lực cầu lớn, giá bất động sản sẽ tiếp tục neo ở mức cao.

TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phân tích, một số yếu tố khiến giá bất động sản vẫn tiếp tục neo ở mức cao, đơn cử là vướng mắc về pháp lý và giá đầu vào tăng cao. Giá đầu vào có thể kể đến như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn, chi phí “bôi trơn”…

Theo ông Sang, thực tế trong năm 2022, chính việc hạn chế tín dụng bất động sản, siết chặt kỷ luật phát hành trái phiếu riêng lẻ đã tác động làm hạn chế nguồn cung. Vì nguồn cung khan hiếm nên giá bất động sản chưa có dấu hiệu giảm mạnh. Vị này cũng nhấn mạnh rằng: “Việc hạn chế nguồn cung cũng là nguyên nhân khiến giá bất động sản hiện vẫn còn tương đối cao ở nhiều khu vực thuộc Hà Nội và TP.HCM”.

Trong năm 2023, ông Sang dự đoán, nguồn cung có thể được cải thiện và gia tăng nhờ những sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các luật, quy định khác, dự kiến sớm nhất có hiệu lực cuối năm 2023. Hiện tại có khoảng 70% dự án bất động sản bị vướng về mặt pháp lý để triển khai. Nếu giải quyết được vấn đề này, nguồn cung mới sẽ được bổ sung.

Mặt khác, việc sửa đổi Nghị định 65 cũng là điều kiện để doanh nghiệp bất động sản thuận lợi đẩy nguồn cung mới ra thị trường.

Trong một kịch bản tích cực đưa ra đối với thị trường, TS. Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng FERI phân tích, tình hình thế giới ổn định, chiến dịch thanh tra và xử lý sai phạm trong tầm kiểm soát Nhà nước, Luật đất đai được thông quá; vướng mắc cho ngành bất động sản được tháo gỡ…

Với tín hiệu lạc quan này, các doanh nghiệp lúc này sẽ triển khai lại các dự án, tập trung vào các nhu cầu ở thực, tìm kiếm các cơ hội liên kết đa ngành nghề, đưa ra các chính sách thu hút lại dòng tiền. Khách hàng sẽ chuyển từ tích trữ tiền mặt sang đầu tư bất động sản, duy trì danh mục đầu tư thay vì cắt lỗ.

Cũng theo ông Khôi, tâm lý nhà đầu tư vẫn e dè trước diễn biến kinh tế vĩ mô, duy trì trạng thái giữ tiền mặt nhưng vẫn chờ đợi bất động sản giảm giá thêm. Trong khi đó, chủ đầu tư ra hàng nhỏ giọt thăm dò thị trường, cùng với các chính sách chiết khấu để kích cầu, giá bán duy trì ổn định.

Trong kịch bản lạc quan mà ông Khôi đưa ra, giá bất động sản nhìn chung có xu hướng ổn định và đi ngang.

Nguồn : Nhịp sống thị trường

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN